Chiến dịch thương hiệu của FWD: lựa chọn thời điểm vàng để lan tỏa thông điệp
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây hoàn tất cáo trạng truy tố 9 bị can về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Trong số này, có Nguyễn Thị Thủy (42 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội), từng có 2 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Hồ sơ vụ án cho thấy, chiều 22.1.2024, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội kiểm tra hành chính tại khu vực thôn Thượng Thanh (xã Thanh Cao, H.Thanh Oai) thì phát hiện Nguyễn Thường Tâm (43 tuổi, người địa phương) có biểu hiện nghi vấn.Kiểm tra điện thoại của ông Tâm, cảnh sát phát hiện các nội dung liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề. Đây cũng là mắt xích đầu tiên hé lộ đường dây cờ bạc có quy mô lớn, chốt thắng thua sau khi có kết quả Xổ số kiến thiết miền Bắc.Cụ thể, khoảng tháng 9.2023, bà Nguyễn Thị Thủy đặt vấn đề muốn đánh số lô, số đề với ông Nguyễn Thường Tâm. Ông Tâm hỏi ông Mai Văn Vượng (50 tuổi, cùng trú tại H.Thanh Oai) để chuyển số lô, đề của bà Thủy nhằm hưởng chênh lệch. Ông Vượng đồng ý nhận số lô, số đề của bà Thủy, đồng thời nhận thêm của Nguyễn Minh Long (25 tuổi, trú cùng địa phương), Nguyễn Văn Thường và Bùi Văn Tây (đều 58 tuổi, trú tại H.Ứng Hòa, Hà Nội).Tiếp đó, ông Vượng tổng hợp số lô, số đề của khách, chuyển một phần cho ông Lê Văn Thắng (49 tuổi, trú tại H.Ứng Hòa) để hưởng lợi chênh lệch; phần khác thì trực tiếp chịu thắng thua với khách đánh bạc. Kết quả điều tra xác định, từ tháng 12.2023 - 1.2024, ông Vượng tổ chức đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề với tổng số tiền hơn 7,1 tỉ đồng, qua đó thu lợi bất chính hơn 531 triệu đồng. Ông Tâm bị cáo buộc tổ chức đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 546 triệu đồng.Các bị can khác trong vụ án đã tổ chức đánh bạc bằng hình thức tương tự với tổng số thấp nhất 57 triệu đồng, cao nhất hơn 2,7 tỉ đồng, qua đó thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng.Nữ bị can Nguyễn Thị Thủy bị cáo buộc đánh bạc với tổng số tiền hơn 11,3 tỉ đồng. Đáng chú ý, số tiền này được bà Thủy "ném" vào lô đề chỉ trong vòng 27 ngày, bị thua hơn 4,4 tỉ đồng.Xe bán tải nhập làn cao tốc ‘kiểu tự sát’: Dân mạng đòi phạt nặng tài xế
Không chỉ bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và các cáo buộc điều tra về quyền riêng tư tại châu Âu, DeepSeek cũng đang trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, ngay cả việc đăng ký nhãn hiệu cũng gặp khó khăn bởi chính công ty có lãnh đạo là người Trung Quốc, ít nhất tại Mỹ.Theo TechCrunch, DeepSeek mới đây nộp đơn đăng ký nhãn hiệu lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) với hy vọng bảo vệ các ứng dụng, sản phẩm và công cụ chatbot AI của mình. Tuy nhiên, công ty này đã gặp phải một trở ngại lớn khi chỉ 36 giờ trước đó, một công ty khác có tên Delson Group, có trụ sở tại Delaware (Mỹ), đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu DeepSeek.Delson Group tuyên bố họ đã bắt đầu bán các sản phẩm AI mang thương hiệu DeepSeek từ đầu năm 2020. Trong hồ sơ đăng ký, công ty này cho biết địa chỉ của họ là một ngôi nhà ở tại Cupertino và CEO kiêm người sáng lập là Willie Lu. Đáng chú ý, Willie Lu là cựu sinh viên cùng trường với người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc). Ông Lu cũng tự nhận mình là giáo sư tư vấn đã nghỉ hưu tại Đại học Stanford và là nhà tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), với phần lớn sự nghiệp gắn liền với ngành công nghiệp không dây.Theo luật pháp Mỹ, người sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thường được coi là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó, trừ khi có thể chứng minh rằng nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích xấu. Tranh chấp này có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của DeepSeek tại thị trường Mỹ.
Lãng mạn với căn hộ không gian mở và nội thất đầy màu sắc
Tuy nhiên, bằng sự kín kẽ trong lối chơi, các đường lên bóng của đội Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều bị chặn lại, tỷ số 1-0 nghiêng về VTV được giữ vững đến khi kết thúc trận đấu.
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn.Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas."Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu."Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm.Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.
Tư vấn sức khỏe: Cách bảo vệ mẹ bầu khỏe, con an toàn trong thai kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3.2 đã ra lệnh cho chính phủ nước này thành lập một quỹ đầu tư quốc gia đầu tiên trong vòng một năm tới. Ông cũng đề cập khả năng quỹ này có thể được sử dụng để mua lại ứng dụng TikTok."Các quốc gia khác đều có quỹ đầu tư quốc gia, dù họ là những nước nhỏ hơn nhiều so với Mỹ. Mỹ có tiềm năng to lớn, thực sự rất lớn", ông Trump nói.Tuy nhiên, ông Trump không cung cấp nhiều chi tiết cụ thể, và cách thức hoạt động của quỹ này vẫn còn là một ẩn số. Thông thường, các quỹ đầu tư quốc gia dựa vào thặng dư ngân sách để đầu tư, nhưng Mỹ hiện đang hoạt động trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, việc thành lập quỹ cũng có thể cần sự chấp thuận từ Quốc hội.Hiện chưa rõ quỹ sẽ hoạt động và được tài trợ như thế nào, nhưng ông Trump trước đây từng đề xuất rằng quỹ có thể được tài trợ thông qua "thuế quan và các biện pháp thông minh khác."Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent: "Chúng tôi sẽ thiết lập quỹ này trong vòng 12 tháng tới. Chúng tôi sẽ tối ưu hóa tài sản trên bảng cân đối kế toán của Mỹ vì lợi ích của người dân. Chúng tôi sẽ đưa các tài sản vào sử dụng và tôi nghĩ điều này sẽ rất thú vị".Theo Diễn đàn Quốc tế về Quỹ đầu tư Quốc gia, hiện có hơn 90 quỹ như vậy trên toàn thế giới, quản lý tổng tài sản lên đến hơn 8 nghìn tỉ USD.TikTok, ứng dụng có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ, đã từng bị tạm ngừng hoạt động vào ngày 18.1, một ngày trước khi luật yêu cầu chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance phải bán lại ứng dụng, nếu không sẽ bị cấm hoạt động. Sau khi nhậm chức vào ngày 20.1, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hoãn việc thực thi luật này thêm 75 ngày.Nhà lãnh đạo cho biết ông đang đàm phán với nhiều bên về việc mua lại TikTok và có thể sẽ đưa ra quyết định về tương lai của ứng dụng này vào tháng 2.